Những năm trở lại đây, dưới sự ảnh hưởng tiêu cực từ biến đổi khí hậu, mất cân bằng hệ sinh thái, khái niệm “bền vững” dần được nhắc đến và dần trở thành xu hướng. Ngoài thời trang, thì lĩnh vực kiến trúc, nội thất cũng dần lựa chọn một hướng đi cụ thể, đó là tính bền vững. Vậy khái niệm nội thất bền vững là gì và tầm quan trọng của khái niệm này đối với tương lai của chúng ta?
“Tính bền vững” là một khái niệm định nghĩa sự phát triển về mọi mặt nhưng vẫn đảm bảo sự tồn tại phát triển ở trạng thái cân bằng trong tương lai xa. Tuy nhiên, dưới tốc độ công nghiệp hoá – hiện đại hoá ngày càng nhanh, con người khai thác, tiêu thụ nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng càng lớn, dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái trầm trọng. Mỗi một cá thể tồn tại đều gắn liền mật thiết với môi trường tự nhiên, phụ thuộc và cộng sinh lẫn nhau. Do đó, duy trì yếu tố bền vững của môi trường chính là bảo vệ và duy trì chính sự sống của con người. Dẫu vậy, thật không dễ dàng để có thể đạt được sự phát triển bền vững dễ dàng, đó không là trách nhiệm của riêng ai, hay hành động của bất kể cá thể nào, mà đó là sự đồng lòng cùng thay đổi nhận thức và hành động ngay hôm nay.
Tính bền vững
“Tính bền vững” là một khái niệm định nghĩa sự phát triển về mọi mặt nhưng vẫn đảm bảo sự tồn tại phát triển ở trạng thái cân bằng trong tương lai xa. Tuy nhiên, dưới tốc độ công nghiệp hoá – hiện đại hoá ngày càng nhanh, con người khai thác, tiêu thụ nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng càng lớn, dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái trầm trọng. Mỗi một cá thể tồn tại đều gắn liền mật thiết với môi trường tự nhiên, phụ thuộc và cộng sinh lẫn nhau. Do đó, duy trì yếu tố bền vững của môi trường chính là bảo vệ và duy trì chính sự sống của con người. Dẫu vậy, thật không dễ dàng để có thể đạt được sự phát triển bền vững dễ dàng, đó không là trách nhiệm của riêng ai, hay hành động của bất kể cá thể nào, mà đó là sự đồng lòng cùng thay đổi nhận thức và hành động ngay hôm nay.
Tầm quan trọng của nội thất bền vững
Để đáp lại những vấn đề đe doạ, cũng như để bảo vệ cho tương lai của ngành nội thất, khái niệm nội thất bền vững xuất hiện như một khái niệm mới và nhanh chóng trở thành mục tiêu kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nội thất trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, khái niệm này vẫn chưa thực sự được nhiều doanh nghiệp hoặc khách hàng quan tâm và hướng đến. Theo thống kê số liệu từ Tổng cục Lâm nghiệp, ước tính mỗi năm tại Việt Nam mất hơn 2,500ha rừng. Trong khi đó, tốc độ phát triển của ngành nội thất ngày một tăng, ước tính giá trị sản xuất gỗ tăng 2 – 3% so với cùng kỳ 2019 – 2020.
Việc tiêu thụ sản phẩm từ nguồn rừng không bền vững sẽ trở thành vấn nạn và báo động cho sự cạn kiệt tài nguyên rừng tại nước ta trong vài năm tới. Điều này, sẽ kéo theo sự ảnh hưởng nghiêm trọng của các ngành sản xuất gỗ nói chung, và ngành nội thất nói riêng. Đặc biệt, từ chính quan niệm chỉ sử dụng nội thất gỗ tự nhiên nguyên khối của hầu hết người Việt, trở thành hiểm hoạ khôn lường cho môi trường.
Do đó, việc tái chế, tận dụng các sản phẩm gỗ vụn mà ứng dụng điển hình là sự ra đời, phát triển của ngành nội thất gỗ công nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp nội thất cần đảm bảo nguồn nguyên liệu sử dụng là nguyên liệu gỗ đạt chuẩn FSC, khai thác từ nguồn rừng có trồng lại. Đó sẽ là một động thái tích cực đến nhận thức của người dùng và cho chính nguồn tài nguyên rừng hiện nay.
Hãy là người tiêu dùng thông thái
Mặc dù, khái niệm nội thất bền vững tại Việt Nam chưa thực sự phổ biến, nhưng những khái niệm như sống xanh, sử dụng vật liệu tái chế, thân thiện môi trường,… được khá nhiều khách hàng quan tâm hưởng ứng. Có thể thấy, nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường đã dần được nâng cao.
Do đó, để thông điệp “nội thất bền vững” thực sự được lan toả thì chính khách hàng là người sẽ gián tiếp tạo ra xu hướng, cùng sức ép lên doanh nghiệp phải áp dụng tiêu chuẩn và đảm bảo sự bền vững cho môi trường, đặc biệt là mảng xanh của rừng.
Nội thất bền vững hứa hẹn sẽ tạo ra một tác động tích cực, mở ra cơ hội và thách thức cho các thương hiệu nội thất và các nhà thiết kế nội thất thay đổi và có những đóng góp xu hướng nội thất bền vững. Đồng thời, giúp các doanh nghiệp nội thất có trách nhiệm hơn đối với môi trường và xã hội, khẳng định giá trị dẫn đầu trong bối cảnh đổi mới trong tương lai.